Chuyển đến nội dung
Trong những tháng cuối năm, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc xây dựng kế hoạch cụ thể kiểm tra, kiểm soát, chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn, chuyển tải bất hợp pháp và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; kịp thời đấu tranh, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hải quan…
Trong những tháng cuối năm năm 2022, không ít đối tượng thường lợi dụng sự thuận lợi về thủ tục hải quan để thực hiện các hành vi gian lận giả mạo nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa. Để chủ động ứng phó với tình trạng này, Tổng cục Hải quan đề nghị cục hải quan các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể kiểm tra, kiểm soát, chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa.
Tính từ đầu năm đến ngày 15/10/2022, toàn ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ tổng số hơn 13.720 vụ việc vi phạm pháp luật hải quan, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 4.790 tỷ đồng; số thu ngân sách nhà nước đạt 265,841 tỷ đồng.
Với quyết tâm triển khai Kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trong quý III/2022, toàn ngành Hải quan đã phối hợp với lực lượng chức năng, phát hiện, bắt giữ 4.709 vụ việc vi phạm pháp luật hải quan, qua đó, thu nộp ngân sách nhà nước 45 tỷ đồng.
Chiều 18/10/2022, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tổ chức Hội nghị giao ban công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả quý III/2022. Đồng chí Hồ Đức Phớc – Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ trưởng Bộ Tài chính dự và chỉ đạo hội nghị.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính từ ngày 16/4/2021 đến ngày 15/5/2021, toàn ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ tổng số 1.228 vụ việc vi phạm về buôn lậu và gian lận thương mại, với trị giá hàng hóa vi phạm ước tính hơn 154 tỷ đồng, thu ngân sách đạt 18 tỷ đồng.
Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan, đồng thời tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại phát triển, Hải quan Việt Nam đã chuyển đổi phương thức quản lý từ kiểm tra trong thông quan sang kiểm tra sau thông quan phù hợp với cơ chế quản lý hải quan hiện đại.
Tổng cục Hải quan vừa có văn bản yêu cầu các Cục Hải quan địa phương lưu ý thực hiện kiểm tra khi giải quyết thủ tục hải quan đối với mặt hàng khoáng sản xuất khẩu. Theo đó, cơ quan hải quan chỉ thực hiện đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu đối với khoáng sản được khai thác từ các mỏ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác theo quy định.
Từ ngày 16/3/2021 đến ngày 15/4/2021, toàn ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ, tổng số 1.117 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính hơn 105 tỷ đồng, số tiền thu ngân sách đạt 10,18 tỷ đồng. Cơ quan hải quan cũng đã tiến hành khởi tố 02 vụ; chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 05 vụ.
Ngày 6/5/2021, Đội Kiểm soát Hải quan (Cục Hải quan Hà Nội) phối hợp với Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh và Công an huyện Sóc Sơn kiểm tra 97 gói hàng được vận chuyển qua đường chuyển phát nhanh, qua đó phát hiện nhiều phụ kiện và sản phẩm hình dạng súng.